Thời Pháp thuộc Biên niên sử Hà Nội

187320 tháng 11: Francis Garnier mang quân chiếm thành Hà Nội.[2]21 tháng 12: Francis Garnier bị quân Cờ Đen giết tại cầu Giấy.[3]1874Quân Pháp rút khỏi thành Hà Nội.[3]1875Lập khu nhượng địa Hà Nội.[4]188225 tháng 4: Henri Rivière mang quân chiếm thành Hà Nội. Tổng đốc Hoàng Diệu tự sát.[5]188319 tháng 5: Henri Rivière bị quân Cờ Đen giết tại cầu Giấy.[6]Phá hủy chùa Báo Thiên.[7]1886Xây dựng nhà tù Hỏa Lò, hoàn thành năm 1889.[8]1887Khánh thành nhà thờ Lớn Hà Nội.[9]188819 tháng 7: Thành lập chính quyền thành phố Hà Nội.[10]1 tháng 10: Vua Đồng Khánh ký chỉ dụ nhượng Hà Nội cho Pháp.[11]1890Xây dựng vườn hoa Paul Bert, ngày nay là vườn hoa Lý Thái Tổ.[12]1891Thành lập sở cảnh sát.[13]1896Chế độ quan lại ở Hà Nội bị bãi bỏ.[14]1891Xây dựng nhà thương Lanessan, bệnh viên đầu tiên ở Hà Nội, ngày nay là Bệnh viện Quân đội 108.[15]1897Xây dựng Tòa thị chính, hoàn thành năm 1906.[16]1899Công ty Thổ địa Đông Dương mở ba tuyến xe điện đầu tiên.[17]1900Xây dựng Trường dòng Puginier, ngày nay là Trường Trung học phổ thông Việt Đức.[18]1901Xây dựng Dinh Toàn quyền, ngày nay là Phủ Chủ tịch, hoàn thành năm 1906.[19]Khánh thành khách sạn Métropole, ngày nay là khách sạn Sofitel Metropole.[18]Xây dựng Nhà hát Lớn Hà Nội, hoàn thành năm 1911.[20]1902Hoàn thành tuyến đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn.[21]Xây dựng nhà máy điện bên bờ hồ Hoàn Kiếm.[22]Thành lập Trường Y khoa Đông Dương, ngày nay là Trường Đại học Y Hà Nội.[23]15 tháng 11: Khai mạc triển lãm Hà Nội, bế mạc 30 tháng 6 năm 1903.[24]1903Nhà ga Hà Nội bắt đầu hoạt động.[25]1904Xây dựng nhà thương Bảo Hộ, ngày nay là Bệnh viện Việt Đức.[18]Xây dựng nhà máy nước Yên Phụ, hoàn thành năm 1906.[26]1905Hoàn thành tuyến đường sắt Hà Nội – Vinh.[21]1907Thành lập Viện Đại học Đông Dương, tiền thân của Đại học Quốc gia Hà Nội, ngừng hoạt động năm 1908.[27]Thành lập trường Đông Kinh Nghĩa Thục.[23]190827 tháng 6: Vụ Hà Thành đầu độc.[28]1913Đông Dương tạp chí ra số đầu tiên.[29]1917Tái lập Viện Đại học Đông Dương, thành lập nhiều đại học thành viên.[30]Nam Phong tạp chí ra số đầu tiên.[30]1921Dân số Hà Nội 75.000 người, trong đó có 68.600 người Việt.[31]1923Thành lập Sở quy hoạch đô thị và kiến trúc.[32]1924Luật bảo vệ di tích được áp dụng ở Hà Nội.[33]Đồ án quy hoạch tổng thể Hà Nội của Ernest Hébrard hoàn thành.[34]1925Xây dựng tòa nhà Bộ Tài chính, ngày nay là Trụ sở Bộ Ngoại giao, hoàn thành năm 1927.[35]Xây dựng Bảo tàng Louis Finot, ngày nay là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, hoàn thành năm 1932.[35]Xây dựng Viện Pasteur, ngày nay là Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, hoàn thành năm 1930.[36]Xây dựng Nhà thờ Cửa Bắc, tòa nhà chính Đại học Tổng hợp Hà Nội.[36]Thành lập Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, ngày nay là Đại học Mỹ thuật Việt Nam.[37]1928Thành lập Nhạc viện Viễn Đông.[38]1928Dân số Hà Nội 126.137 người, trong đó có 118.327 người Việt.[39]

1929

cuối tháng 3 năm 1929, tại số nhà 5D phố Hàm Long, chi bộ cộng sản đầu tiên trong cả nước ra đời[40]

ngày 17/3/1930 ban chấp hành lâm thời Đảng bộ Hà Nội được thành lập, đồng chí Đỗ Ngọc Du làm bí thư

ngày 11/10/1930 nhân dân Hà Nội mít tinh chia lửa với Xô Viết Nghệ Tĩnh

1930

tháng 6 năm 1930 thành ủy Hà Nội chính thức thành lập, do đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ làm bí thư

Xây dựng nhà máy điện Yên Phụ.[26]

1931

ngày 2/2/1931 nhân dân Hà Nội mít tinh kỉ niệm một năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

1932Tờ Phong Hóa của Tự lực văn đoàn ra số đầu tiên.[41]1934Thành lập Trường tư thục Thăng Long.[42]1935Tiểu thuyết thứ bảy ra số đầu tiên.[41]

1937

ngày 1/5/1937 nhân dân Hà Nội lần đầu tiên kỉ niệm Ngày Quốc tế Lao động tại khu Đấu xảo1938Tờ báo trào phúng Vịt Đực ra số đầu tiên.[43]

1939

tháng 10 năm 1939 an toàn khu của Xứ ủy được thành lập ở huyện Hoài Đức

1942

an toàn khu của Xứ ủy được thành lập ở huyện Ứng Hòa19459 tháng 3: Quân đội Nhật tổ chức đảo chính.[44]20 tháng 7: Trần Văn Lai trở thành thị trưởng người Việt đầu tiên.[44]15 tháng 8: Xứ ủy Bắc kì họp tại làng Vạn Phúc, Hà Đông quyết định xúc tiến khởi nghĩa17 tháng 8: Tổng hội viên chức mít tinh hô hào ủng hộ chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim.Ủy ban quân sự cách mạng Hà Nội chiếm diễn đàn để tuyên truyền cách mạng.18 tháng 8: cờ đỏ sao vàng xuất hiện nhiều tuyến phố ở Hà Nội. các huyện Ứng Hòa, Chương Mỹ, Quốc Oai khởi nghĩa giành chính quyền. Các huyện Thanh Trì, Thạch Thất, Phúc Thọ, Thường Tín khởi nghĩa thắng lợi19 tháng 8: Quân đội Việt Minh chiếm Hà Nội.[45]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Biên niên sử Hà Nội http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2008/11/3BA07FFF/ http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2007/12/3B9FD6... http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu... http://www.chinhphu.vn/vanbanpq/lawdocs/HP1QH.rtf?... http://www.thanglonghanoi.gov.vn/channel/25/ http://www.thanglonghanoi.gov.vn/channel/25/2009/0... http://bachkhoatoanthu.vass.gov.vn/noidung/tudien/... http://www.vnn.vn/tulieu/2003/10/32112/ http://vov.vn/xa-hoi/ha-noi-xung-danh-thanh-pho-vi...